Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Từ xưa đến nay, người Việt Nam chúng ta rất coi trọng việc cúng bái liên quan đến vấn đề nhà cửa, mọi người tin răng “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá” lễ “ra mắt” trong việc xây dựng hay chuyển nhà thì đều cần phải tuân thủ trong mọi tình huống. Tuy nhiên, để an cư lập nghiệp cũng như mong được phù hộ bình an việc “ra mắt” cũng cần phải diễn ra đúng lúc và đúng thời điểm. Cho nên khi dọn về nhà mới thường gia chủ sẽ phải tuân theo những tập tục truyền thống như sau:


  • Xem ngày lành tháng tốt, giờ đẹp để dọn đồ vào nhà
  • Chọn người hợp tuổi với năm, tháng, ngày và giờ để đứng ra đốt nhan, khấn vái
  • Thực hiện đúng các thủ tục về chuyển nhà

Xem ngày chuyển nhà


Chọn ngày chuyển nhà trong tháng 9 năm 2016


Ngày tốt nhất: sẽ rất phù hợp với tuổi người gia chủ và cát lợi cho lễ nhập trạch, công việc chuyển nhà.
Ngày tốt có thề thực hiện việc chuyển nhà, làm lễ nhập trạch

Trong đó: ngày tốt được chọn, bạn có thể xem giờ chuyển nhà sao cho phù hợp với công việc thực hiện tại. Giờ chuyển nhà đẹp cũng được tính dựa trên tuổi và cũng là giờ tốt cho công việc chuyển nhà.

Xem ngày tốt nhất chuyển nhà tháng 9 năm 2016


Ngày chuyển nhà tốt nhất trong tháng 9/2016

Xem ngày tốt chuyển nhà tháng 9 năm 2016

Ngày chuyển nhà tốt trang tháng 9 năm 2016

Xem ngày xấu, không nên tháng 9 năm 2016

Ngày xấu không nên chuyển nhà trong tháng 9/2016

Thủ tục làm lễ nhập trạch

Những vật dụng cần có cho buổi làm lễ nhập trạch:

  • Lễ vật cúng thần linh, thổ địa. Tùy vào từng vùng miền sẽ có những món lễ vật dâng tặng khác nhau.
  • Văn khấn nhập trạch
  • Bếp lửa
  • Gạo muối
  • 1 xô nước đầy
  • 1 ấm đun nước
  • 1 bộ ấm chén pha trà
Vật phẩm cho buổi làm lễ nhập trạch

Trình tự các bước tổng quan như sau:

Sau khi đã chọn được ngày và giờ tốt để thực hiện, chủ nhà/người đại diện làm tiến hành thắp nhang làm lễ bái ra mắt thần linh, thổ công. Sau khi khai báo cũng như đọc xong văn khấn nhập trạch thì mới được phép dọn đồ vào nhà. Tiếp đến điều cần làm là:

  • Bật hết tất cả bóng điện trong nhà.
  • Mở cổng, mở hết cửa sổ trong nhà
  • Bật bếp đun nước.
  • Sau đó thực hiện lễ bái thần linh, thổ địa.
  • Sau khi khấn bái xong thì tắt bếp, pha trà mời thần linh, thổ địa và Gia tiên.
Ý nghĩa của việc bật hết đèn trong nhà cũng như mở hết những cánh cửa mang ngụ ý cho ánh sáng trong nhà ngập tràng việc làm ăn về sau sẽ tươi sáng. Đun nước mang ý nghĩa khai bếp, “ra mắt” với Táo quan. Sau khi khấn thần linh và thổ công xong thì gia chủ làm lễ cáo yết với Gia tiên. Kết thúc buổi lễ nhập trạch.
Chuyên mục:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Subscribe to RSS Feed Follow me on Twitter!